Khởi nghiệp

Mục tiêu 1 tỷ USD của startup Việt Nam khó tới nhường nào?

Việt Hưng Thứ năm, 14/03/2019 - 15:22

Việt Nam là khu vực có làn sóng khởi nghiệp diễn ra mạnh mẽ nhiều năm qua, nhưng tới nay, duy nhất VNG là công ty chạm ngưỡng tỷ USD vào năm 2014.

Trở thành startup kỳ lân là mục tiêu vươn tới của mọi công ty khởi nghiệp, nhưng tại Việt Nam, 15 năm trở lại đây ngoài cái tên VNG thì chưa có thêm startup nào đạt tới đỉnh cao này. Có nhiều lý do giải thích cho việc thiếu vắng những startup "tỷ USD" tại Việt Nam.

Đó là hạn chế về tầm nhìn của công ty khởi nghiệp, số lượng quỹ đầu tư không nhiều, hạ tầng công nghệ và chính sách cho startup ở Việt Nam vẫn chưa thực sự thuận lợi... Vậy đâu mới là những lý do xác đáng?

Chưa nhiều những trận đánh mang tầm quốc tế

"Thẳng thắn mà nói, để một startup trở thành "kỳ lân", tôi cho rằng phải có những trận đánh mang tầm quốc tế. Do đó, nếu các nhà sáng lập chỉ có tư tưởng quanh quẩn ở Việt Nam, thì sẽ rất khó đạt được tốc độ tăng trưởng, cũng như đạt tới quy mô đủ lớn", ông Phạm Kim Hùng - CEO Base.vn nêu quan điểm.

Theo ông Hùng, việc thị trường trong nước đang thiếu vắng các "kỳ lân" là bởi, quy mô thị trường chưa đủ lớn để giúp startup tăng tốc thật nhanh. Một lý do khác là các startup trong trận đánh tại thị trường Việt Nam vốn đã mất nhiều công sức, tiền bạc. Trong khi đó, để đạt tới mục tiêu định giá 1 tỷ USD, startup cần một cuộc chơi đường dài.

"Thông thường, để vươn tới tầm quốc tế, startup phải giải quyết xong thị trường trong nước. Nhưng thực tế, trận chiến ngay tại thị trường Việt Nam cũng rất khắc nghiệt. Trừ khi startup xác định được tư duy thị trường trong nước chỉ là một trong những thị trường có thể đánh, tức là đánh đồng thời nhiều thị trường, thì may ra có thể đi nhanh hơn", vị CEO trẻ tuổi cho hay.

Quan điểm của ông Phạm Kim Hùng, phát triển nhanh là một chiến lược tốt. Nhưng phát triển bền vững và cân bằng mới là đích đến cuối cùng mà các startup cần hướng tới.

"Bản thân Base.vn phát triển các sản phẩm B2B, nên đặc thù là việc xây dựng sản phẩm sẽ mất rất nhiều thời gian. Do đó, tốc độ không thể đẩy nhanh trong một sớm một chiều", ông Hùng nói.

Tuy nhiên, theo vị CEO này, thị trường mà Base.vn tham gia vẫn còn dư địa rất lớn. Startup của ông theo tính toán còn có thể tăng trưởng 50 - 100 lần nữa. Lý do là bởi ngay từ đầu, cuộc chơi mà Base.vn tham gia không chỉ gói gọn tại Việt Nam, mà đó là tất cả các thị trường có sử dụng ngôn ngữ Tiếng Anh.

"Chúng tôi tự tin có thể cạnh tranh sòng phẳng với các sản phẩm cùng loại sử dụng ngôn ngữ Tiếng Anh, mà không cần một thị trường cụ thể. Dự kiến, quý 3 hoặc quý 4 năm nay, Base.vn sẽ xúc tiến sang các thị trường ngoài Việt Nam", ông Phạm Kim Hùng tiết lộ.

Mục tiêu 1 tỷ USD của startup Việt Nam khó tới nhường nào?
Lần lượt từ trái qua phải: CEO Base.vn - Phạm Kim Hùng, CEO Luxstay - Nguyễn Văn Dũng, CEO FastGo - Nguyễn Hữu Tuất

Cần những thương vụ bắt tay mang tính chiến lược

Đồng tình với quan điểm của ông Phạm Kim Hùng, ông Nguyễn Văn Dũng - CEO Luxstay cho rằng, lý do Việt Nam đang thiếu vắng những startup "kỳ lân" là bởi quy mô của thị trường trong nước vẫn chưa đạt tới mức "lý tưởng".

Quan điểm mà ông Dũng đưa ra khá trùng khớp với báo cáo e-Conomy SEA 2018 từ Google và Temasek mới được công bố gần đây. Theo đó, mặc dù nền kinh tế Internet Việt Nam được đánh giá là tiềm năng, nhưng thị trường Việt Nam vẫn chưa thể top 4 hấp dẫn nhất Đông Nam Á.

Cụ thể, trong lĩnh vực du lịch trực tuyến mà Luxstay tham gia tại Việt Nam - nơi quy tụ những ông lớn hàng đầu trong hoạt động đặt phòng, cho thuê khách sạn, homestay, hay đặt vé máy bay, tour du lịch, nghỉ dưỡng, Google và Temasek ước tính đạt 3,5 tỷ USD trong năm 2018, với tốc độ tăng trưởng 15% mỗi năm.

Tiềm năng là vậy, nhưng xét về quy mô thị trường, Việt Nam vẫn xếp sau những quốc gia như: Indonesia, Malaysia, Thái Lan, hay Singapore... trong lĩnh vực này.

Bên cạnh đó, một lý do khác theo CEO Luxstay cũng khá quan trọng, đó là việc các startup Việt Nam đang thiếu những cái bắt tay đến từ các Tập đoàn lớn trong nước. 

Lấy dẫn chứng từ thị trường Trung Quốc, ông Dũng nói: "Không cần nhìn đâu xa, ngay như thị trường Trung Quốc gần chúng ta, các startup kỳ Lân liên tục ra đời một phần là nhờ có sự giúp sức của các tập đoàn lớn đã thành công trước đó".

Sự giúp sức ở đây theo vị CEO không hẳn là vấn đề về tiền bạc, mà có thể là sự cộng hưởng trong hệ sinh thái, những mối quan hệ làm ăn, hợp tác... Bởi thông thường, để một startup mới nổi được các ông lớn nhắm tới sẽ cần hội tủ nhiều yếu tố, trong đó, bao gồm cả yếu tố may mắn.

"Không dễ để các startup nhận được trợ giúp từ các ông lớn. Trừ khi các tập đoàn này cảm thấy bị đe dọa ở một mảng kinh doanh nào đó, thì các thương vụ bắt tay mới diễn ra. Bản thân tôi coi đây là điều đáng lẽ nên xuất hiện thường xuyên tại Việt Nam, cũng giống như việc người đàn anh đi trước nâng đỡ đội ngũ đàn em kế cận", ông Nguyễn Văn Dũng nhấn mạnh.

Việt Nam là sân khách, hay sân nhà?

Phân tích kĩ hơn quan điểm của ông Phạm Kim Hùng, ông Nguyễn Hữu Tuất - CEO FastGo cho rằng, nhiều startup đang nhìn nhận Việt Nam là sân nhà, còn những thị trường bên là sân khách. Về cơ bản, quan niệm này không sai, nhưng sẽ phần nào thu hẹp tầm nhìn của các startup.

Lấy ví dụ với ứng dụng gọi xe FastGo, ông Tuất nhận định, ở thời điểm hiện tại, thị trường gọi xe trong nước vẫn còn khá sơ khai. Vị CEO đưa ra dự đoán, ít nhất là 5 năm nữa, thị trường gọi xe tại Việt Nam mới chính thức đi vào quỹ đạo.

Như vậy, nếu chỉ mãi nhìn vào thị trường trong nước, FastGo sẽ rất khó tiến nhanh và mạnh. Do đó, startup này xác định Đông Nam Á mới thực sự là sân nhà, và các thị trường khác là sân khách. Ông Tuất ví von, chiến lược này cũng tương tự câu chuyện nhà mạng Viettel quyết định đi về nông thôn, trước khi tiến vào thành thị.

Ngoài ra, theo vị CEO của FastGo, trước khi các startup Việt Nam vạch ra được một lộ trình phát triển cụ thể, thì việc đầu tiên cần làm, đó là xác định thế mạnh của bản thân. Bởi khi "biết người, biết ta, trăm trận, trăm thắng".

“Nếu cứ chạy đua giảm giá, khuyến mãi như Grab, thì FastGo đã thua từ vạch xuất phát. Ở FastGo, chúng tôi đề cao tinh thần hỗ trợ và phục vụ. Vì vậy, các đối tác luôn coi FastGo là người bạn đồng hành. Khi tôi có dịp tiếp xúc với các tài xế, rất vui khi biết họ luôn ưu tiên FastGo. Bằng mọi cách, họ phục vụ khách hàng với tinh thần cao nhất. Bởi các đối tác đều hiểu rằng, nếu FastGo phát triển thì bản thân họ cũng phát triển. Và nhờ tinh thần đó, tỉ lệ khách hàng quay lại với FastGo khá cao, trên 50%”, ông Nguyễn Hữu Tuất khẳng định.

Theo lời vị CEO này, FastGo đã và đang có chiến lược riêng. Đó là việc xác định gọi xe là một cuộc chơi lâu dài, vạch lộ trình 3 năm để vươn mình. Bởi thực tế, cùng thời điểm với FastGo có nhiều ứng dụng gọi xe của Việt Nam đã ra mắt, nhưng chỉ vài tháng sau đã phải rời bỏ cuộc chơi.

“Khi đã vạch ra được lộ trình cụ thể, startup sẽ đi rất nhanh, chiếm những vị trí trọng yếu, có lợi, giúp đạt được mục tiêu thị phần. Như với trường hợp của FastGo, vị trọng yếu ở đây nên được hiểu là: ai sẽ người chiếm được đối tác lái xe, ai là người duy trì được tốc độ phát triển, tài chính, ai là người khai thác được những dịch vụ vệ tinh, tạo ra nguồn thu tốt hơn”, CEO FastGo nhấn mạnh.

FastGo - những bước chân thần tốc

FastGo - những bước chân thần tốc

Khởi nghiệp -  5 năm
Tháng 3/2018, trước tin đồn Uber rút khỏi Đông Nam Á, ý tưởng ra đời ứng dụng gọi xe FastGo lại ngày càng thôi thúc ông Nguyễn Hữu Tuất. Vị CEO gọi đây là thời cơ lớn. “Một thị trường phát triển luôn cần có hai đến ba tay chơi. Uber rút lui sẽ để lại cơ hội cho các startup khác. Có thể nói, FastGo chính là mảnh ghép còn thiếu trong hệ sinh thái đa dịch vụ đã được chúng tôi chuẩn bị 15 năm nay ở Nexttech. Thay vì chỉ đứng sau các đơn vị taxi truyền thống, đã đến lúc FastGo cần phất cờ tiến lên ph
FastGo - những bước chân thần tốc

FastGo - những bước chân thần tốc

Khởi nghiệp -  5 năm
Tháng 3/2018, trước tin đồn Uber rút khỏi Đông Nam Á, ý tưởng ra đời ứng dụng gọi xe FastGo lại ngày càng thôi thúc ông Nguyễn Hữu Tuất. Vị CEO gọi đây là thời cơ lớn. “Một thị trường phát triển luôn cần có hai đến ba tay chơi. Uber rút lui sẽ để lại cơ hội cho các startup khác. Có thể nói, FastGo chính là mảnh ghép còn thiếu trong hệ sinh thái đa dịch vụ đã được chúng tôi chuẩn bị 15 năm nay ở Nexttech. Thay vì chỉ đứng sau các đơn vị taxi truyền thống, đã đến lúc FastGo cần phất cờ tiến lên ph
FastGo - những bước chân thần tốc

FastGo - những bước chân thần tốc

Khởi nghiệp -  5 năm

Tháng 3/2018, trước tin đồn Uber rút khỏi Đông Nam Á, ý tưởng ra đời ứng dụng gọi xe FastGo lại ngày càng thôi thúc ông Nguyễn Hữu Tuất. Vị CEO gọi đây là thời cơ lớn. “Một thị trường phát triển luôn cần có hai đến ba tay chơi. Uber rút lui sẽ để lại cơ hội cho các startup khác. Có thể nói, FastGo chính là mảnh ghép còn thiếu trong hệ sinh thái đa dịch vụ đã được chúng tôi chuẩn bị 15 năm nay ở Nexttech. Thay vì chỉ đứng sau các đơn vị taxi truyền thống, đã đến lúc FastGo cần phất cờ tiến lên ph

CEO Luxstay nói gì khi đặt mua 36 xe VinFast trị giá hơn 42 tỷ đồng?

CEO Luxstay nói gì khi đặt mua 36 xe VinFast trị giá hơn 42 tỷ đồng?

Khởi nghiệp -  5 năm

Chủ nhân của đơn hàng 36 xe VinFast là ông Nguyễn Văn Dũng, CEO Luxstay - nền tảng home-sharing lớn nhất Việt Nam hiện tại.

Khởi nghiệp kinh doanh homestay còn tồn tại nhiều rào cản pháp lý

Khởi nghiệp kinh doanh homestay còn tồn tại nhiều rào cản pháp lý

Khởi nghiệp -  5 năm

Trong những ngày gần đây, vụ việc homestay The Wilder-nest Đà Lạt cháy lớn đang là thông tin gây xôn xao ở khắp các diễn đàn du lịch lớn nhỏ tại Việt Nam. Vụ việc không chỉ khiến nhiều du khách quan ngại về tính an toàn mỗi khi thuê homestay, mà còn khiến nhiều chủ đầu tư gấp rút hoàn thiện các điều kiện pháp lý khi vận hành mô hình này.

GoBear bắt tay FE Credit cho vay tiêu dùng

GoBear bắt tay FE Credit cho vay tiêu dùng

Khởi nghiệp -  5 năm

Theo thoả thuận này, GoBear Việt Nam sẽ hợp tác để đưa nền tảng cho vay kỹ thuật số mang tên $NAP của FE CREDIT đến với đông đảo người dùng. Đây là ứng dụng hoàn toàn tự động, cho phép người dùng được duyệt vay chỉ trong 15 phút.

Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Phát triển bền vững -  29 phút

Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.

Triển lãm lạnh và điều hòa không khí thu hút hơn 100 thương hiệu

Triển lãm lạnh và điều hòa không khí thu hút hơn 100 thương hiệu

Nhịp cầu kinh doanh -  42 phút

Triển lãm quốc tế về lạnh và điều hòa không khí, phòng sạch và phụ trợ nhà máy công nghệ cao 2024 diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và triển lãm Sài Gòn từ ngày 21 – 23/11.

Vietnam Airlines tính thuê thêm máy bay mùa cao điểm Tết Nguyên đán

Vietnam Airlines tính thuê thêm máy bay mùa cao điểm Tết Nguyên đán

Nhịp cầu kinh doanh -  54 phút

Vietnam Airlines Group, bao gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và Vasco, lên phương án thuê thêm bốn máy bay để đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán 2025.

Kinh doanh 'đình trệ', Pomina gấp đôi lỗ lũy kế

Kinh doanh "đình trệ", Pomina gấp đôi lỗ lũy kế

Doanh nghiệp -  4 giờ

Pomina hiện có tổng nợ vay tài chính là gần 6.219 tỷ đồng, chiếm 70% tổng tài sản và gấp hơn 12 lần vốn chủ sở hữu.

Doanh nghiệp Quảng Ninh hưởng ứng kích cầu du lịch

Doanh nghiệp Quảng Ninh hưởng ứng kích cầu du lịch

Tiêu điểm -  4 giờ

Với hàng loạt giải pháp kích cầu đồng bộ và chất lượng, du lịch Quảng Ninh hứa hẹn sẽ bứt tốc mạnh mẽ và hiện thực hóa mục tiêu đón 19 triệu lượt khách năm 2024.

Phát triển bền vững là chiến lược kinh doanh hay lựa chọn đạo đức?

Phát triển bền vững là chiến lược kinh doanh hay lựa chọn đạo đức?

Diễn đàn quản trị -  4 giờ

Làm thế nào để doanh nghiệp hoạt động không chỉ vì lợi nhuận, mà còn vì giá trị phát triển bền vững cho xã hội và môi trường?

Là đối tác chiến lược toàn diện: Thương mại Việt Nam - Malaysia có cất cánh?

Là đối tác chiến lược toàn diện: Thương mại Việt Nam - Malaysia có cất cánh?

Hồ sơ quản trị -  4 giờ

Quan hệ hai nước được nâng lên Đối tác chiến lược toàn diện, kỳ vọng thúc đẩy thương mại Việt Nam - Malaysia cất cánh, hướng tới 18 tỷ USD trong tương lai gần.