Diễn đàn quản trị
Chiến lược quản trị nhân tài của Chủ tịch TTC Đặng Văn Thành
Theo ông Đặng Văn Thành, Chủ tịch Tập đoàn Thành Thành Công (TTC), rủi ro của mọi rủi ro là con người. Con người là tài sản quý giá của tổ chức nhưng không phải là sở hữu của tổ chức, do đó phải có chính sách, chế độ thì con người mới đồng hành lâu dài cùng doanh nghiệp.

Hơn 40 năm thăng trầm trên thương trường, Chủ tịch TTC Đặng Văn Thành vẫn luôn cho những người đối diện thấy nguồn năng lượng tràn trề dù đã ở độ tuổi 60. Người ta ngưỡng mộ ông khi mới ở tuổi 34 đã là Chủ tịch của Sacombank, đưa ngân hàng này từ số vốn khiêm tốn 3 tỷ đồng lên quy mô 10.740 tỷ đồng 20 năm sau, vào thời điểm ông rời ghế chủ tịch nhà băng này.
Trở lại điều hành doanh nghiệp gia đình Thành Thành Công (TTC), chỉ trong một thời gian ngắn, ông đã tạo được cuộc bứt phá ngoạn mục cho công ty trong 5 lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế với câu slogan ấn tượng: Nông nghiệp là nền tảng, bất động sản là mái ấm, du lịch là xu hướng, năng lượng là nhu cầu, giáo dục là tương lai. Vốn điều lệ của TTC hiện nay khoảng 18 ngàn tỷ đồng.
Với quan niệm doanh nghiệp không có tuổi thọ, doanh nhân có tuổi thọ, ông Thành cho rằng phải làm giàu cho tổ chức, tạo thương hiệu mạnh cho doanh nghiệp. Trong đó, ông nhấn mạnh sự đóng góp của toàn thể nhân viên, “không thể thấy của là giành cho riêng mình”.
“Quan điểm xây dựng thương hiệu của tôi gắn liền với quan điểm xây dựng và phát triển bền vững của doanh nghiệp. Khái niệm thương hiệu là quá trình lao động của toàn thể cán bộ nhân viên đúc kết lại”, vị doanh nhân này cho biết tại buổi chia sẻ về quản trị và điều hành doanh nghiệp với các doanh nhân trong Hội doanh nghiệp trẻ cụm Đồng bằng sông Hồng chiều 28/6.
Ông cho rằng phải khẩu vị được rủi ro để dự phòng rủi ro thì mới là doanh nhân bởi chưa có doanh nghiệp nào không có rủi ro. Trong đó, rủi ro của mọi rủi ro là con người, con người là tài sản quý giá của tổ chức nhưng không phải là sở hữu của tổ chức. Phải có chính sách, chế độ thì con người mới đồng hành lâu dài cùng doanh nghiệp.
Đối với nhân sự trong những công ty ông từng làm lãnh đạo, ông đặc biệt theo trường phái hiền tài chứ không phải nhân tài. Nhân tài có thể thuê được nhưng hiền tài phải tự đào tạo, xây dựng dần. Hiền tài phải có ở mọi cấp, là những người gắn bó lâu dài cùng doanh nghiệp.
Nếu không có lực lượng hiền tài thì không bao giờ phát triển được. Nhân sự đi cùng doanh nghiệp mà không hết lòng thì chỉ biết lấy tiền bỏ túi, sẽ không biết đó là chén cơm chung phải cùng nhau gánh vác.
Trong bối cảnh hiện nay, tìm người tài có chất xám cao ngoài xã hội không hề dễ, kể cả có thì với những doanh nghiệp trẻ sẽ không có đủ kinh phí để thuê. Lời khuyên của ông Thành là phải hết sức bình tĩnh, phải trải qua quá trình cấy mô, đào tạo.
Như ở TTC, ông Thành còn lên kế kế hoạch chỉ tuyển lớp 12, không cần nghiệp vụ nhiều, để ổn định lao động là chị em phụ nữ. Thậm chí, ông còn tuyển các em khuyết tật cho những khâu không cần giao tiếp với khách hàng, đây là nguồn nhân lực rất ổn định, rất nhân văn.
Chủ tịch TTC luôn tin vào hiền tài để tạo sự thăng tiến cho họ ở tổ chức, nếu không họ sẽ ra đi. Ông cho đội ngũ của mình hiểu và thấm nhuần ý nghĩa của kinh doanh, để họ cùng xây dựng nên một tổ chức đẹp.
Chẳng hạn, khi giao nhiệm vụ cho một công ty trực thuộc hoặc một chi nhánh, phải coi lãnh đạo tại địa phương là một đại sứ kinh tế, để họ thấy cuộc sống của họ ý nghĩa vô cùng.
Ông nhấn mạnh, muốn có hiền tài phải có chính sách để nuôi dưỡng, đào tạo; thứ hai là phải có thu nhập tốt mới có cán bộ nhân viên theo văn hóa của mình. Còn mang văn hóa tạp bên ngoài vào thì không lâu bền.
Phải có quỹ khen thưởng dành cho khích lệ, khen thưởng và biểu dương. Lương, thưởng cần được xem là chi phí đầu tư chứ không phải là chi phí mất đi. Tùy tiện cắt giảm chi phí đầu tư đồng nghĩa với triệt tiêu chi phí phát triển.
Đặc biệt, ông Thành là cha đẻ của chính sách lưu động đối với tổng giám đốc, giám đốc tại công ty thành viên. Giám đốc mỗi năm được nghỉ 15 ngày để tái tạo, và bổ nhiệm người từ tập đoàn xuống, không đưa người phó lên.
Việc nghỉ phép này là bắt buộc và phải đăng ký, lên kế hoạch từ đầu năm để tránh bị gián đoạn. Sau khi hết 15 ngày nghỉ phép, giám đốc đó phải trải qua quá trình đối thoại với sự tham gia của lãnh đạo và các phòng chức năng.
“Chẳng hạn giám đốc lưu động sẽ nói về việc tại sao ở Hưng Yên để thương hiệu bị tụt doanh thu, rồi sẽ thảo luận những quy chế, quy trình có sẵn nhưng đã không được tuân thủ, nếu tôi là anh tôi sẽ xử lý như thế nào”, ông Thành mô tả.
Đối với ông Thành, tham dự buổi đối thoại này là một công việc ưu tiên vì rất quan trọng. Giám đốc làm rất nhiều, nỗ lực nhiều mà vẫn sai nhưng nhờ vậy mà họ cũng quen dần, bắt đầu thấy hữu ích vì chuyên môn được nâng cao.
“Tới đây tôi chuẩn bị nghe đối thoại bên công ty mía đường. Khi mới có chính sách này, nhiều giám đốc phản ứng dữ lắm bởi làm cả năm mà vẫn bị chê nhưng nhờ vậy họ mới dần trưởng thành lên được”, Chủ tịch TTC cho biết.
Bổ nhiệm giám đốc cũng phải có niên hạn, một nhiệm kỳ kéo dài 4 năm. Khi hết nhiệm kỳ sẽ được điều chuyển về trung tâm bồi dưỡng nhân sự cấp cao trong vòng hai tháng để soi gương, thấy những gì chưa được của mình.
Lúc này, phó giám đốc sẽ lên thay, thậm chí người của Tập đoàn sẽ được cử xuống để hỗ trợ trong vòng 2 tháng. Với quỹ đạo đưa lên và trả về, các giám đốc sẽ giảm căn bệnh “ngôi sao”, để họ thấy “không có mợ thì chợ vẫn đông”, vừa tạo sự đồng cảm của người phó lên làm trưởng, và chuẩn bị cho công tác kế nhiệm.
Những chức danh cấp cao, chủ yếu là trưởng được ông cho nghỉ liên tục để có thời gian nghỉ ngơi, tái tạo sức lao động. Có mãn nhiệm kỳ để tẩy rửa, đánh bóng.
Ông Thành kể lại: “Hồi mới áp dụng chính sách, nhiều người thấy nghỉ lâu quá, khó chịu, muốn đi làm liền nhưng không được. Khi họ đã ngấm được rồi, họ mới nhận ra đúng là có nhiều cái sai cần chỉnh, không dám làm sai nữa. Đó là phương pháp giữ cán bộ của tôi”.
Tuy nhiên vị doanh nhân này khuyến cáo, chính sách này chỉ có thể áp dụng với những đơn vị chuyên nghiệp, minh bạch; không phù hợp với những đơn vị có tầm nhìn hạn hẹp, không minh bạch thì không làm được.
Để truyền lửa cho nhân viên, ông Thành nhấn mạnh yếu tố đạo đức trong công việc, gieo cho họ một lý tưởng sống thông qua ý nghĩa của ngành đối với xã hội. Ông luôn giữ nghệ thuật tạo sinh khí làm việc thân thiện, hiệu quả, đoàn kết nội bộ.
Như ông từng chia sẻ: “Mình là chủ doanh nghiệp, phải truyền đạt đến toàn thể cán bộ nhân viên biết chiến lược của công ty, cho họ thấy “ngày sao nhanh quá, năm sao chậm quá” để họ yên tâm, gắn bó với công ty, không bị sao lãng bởi đối thủ, tự hào đứng trong tổ chức lớn và gìn giữ vun đắp nó”.
Theo chủ tịch TTC, chiến lược phát triển đâu cần bảo mật, hãy để cho nhân viên hiểu và tự hào với chiến lược đó.
Ông Đặng Văn Thành: 'Say mê công việc nhưng đừng say mê quyền lực'
Chủ tịch TTC Đặng Văn Thành: Nắm được lợi thế cạnh tranh thì sân nào cũng chơi được
“Đã ra biển lớn là cuộc chơi đẳng cấp, mình đem hàng sang xứ họ thì họ cũng đem hàng sang xứ mình. Do đó, các doanh nghiệp phải giữ thị trường 90 triệu dân này, vì mình có lợi thế am hiểu về thị trường, logistics, văn hoá… Nắm được lợi thế cạnh tranh thì sân nào chúng ta cũng chơi được”.
Chủ tịch Tập đoàn TTC Đặng Văn Thành: Nguồn năng lượng mới
Doanh nghiệp nên mạnh dạn và tự tin hơn, đầu tư những ngành nghề chiến lược trong bối cảnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Chủ tịch TTC Đặng Văn Thành: 'Tôi nhìn thấy 2019 có rất nhiều cơ hội'
"Tôi nhìn thấy có rất nhiều cơ hội trong 2019, đặc biệt trong bối cảnh chiến tranh thương mại giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, việc ông Trump cấu trúc lại cán cân thương mại là chuyện cần thiết phải làm", ông Đặng Văn Thành, Chủ tịch Tập đoàn TTC chia sẻ với hơn 300 doanh nhân tại hội thảo Vietnam Business Outlook 2019.
Truyền thông ngân hàng 'trôi tuột' giữa thời khách hàng nhớ ngắn, lướt nhanh
Không thiếu tiền, không thiếu công nghệ nhưng truyền thông ngân hàng lại thiếu khả năng chạm đến đúng người, vào đúng lúc, với đúng điều khách hàng cần.
Bản địa hóa AI để biến thách thức thành lợi thế cạnh tranh
Bản địa hóa AI cho ngữ cảnh địa phương, giúp doanh nghiệp vượt qua rào cản ngôn ngữ và văn hóa, tối ưu công nghệ và biến thách thức thành lợi thế cạnh tranh.
Thoát vai chạy việc, người làm đào tạo hoá chiến lược gia
Chỉ khi năng lực tốt, tinh thần chủ động cao và hiểu sâu sắc bối cảnh kinh doanh, người làm L&D mới thật sự chuyển mình thành đối tác chiến lược của tổ chức.
Luật chơi tuyển dụng nhân tài đang thay đổi?
Không đợi đến khi có bằng tốt nghiệp, nhiều sinh viên đã lọt vào tầm ngắm của các doanh nghiệp công nghệ, tài chính, bất động sản và khách sạn trong chiến lược tuyển dụng nhân tài.
Cơn bão 'kiệt sức' ăn mòn sự gắn bó của nhân tài với doanh nghiệp
Giữ chân người tài không phải là trò chơi của ngân sách mà là nghệ thuật lắng nghe và thấu hiểu người lao động, đặc biệt là khi họ đang dần kiệt sức.
Rủi ro đã ngấm giá, chứng khoán có hấp dẫn?
Với định giá thấp và các chính sách hỗ trợ mạnh mẽ, SGI Capital tin rằng đây là thời điểm để nhà đầu tư cân nhắc cơ hội.
'Bóng ma' nợ xấu ám ảnh ngành ngân hàng
Phần lớn ngân hàng đã ghi nhận số dư nợ xấu tăng trong quý I/2025, trong đó hơn một nửa số ngân hàng niêm yết chứng kiến mức tăng hai chữ số.
Làm sao thương hiệu ngân hàng nổi bật khi khách chỉ chọn gần nhất?
Các chuyên gia cho rằng, một thương hiệu ngân hàng tốt không chỉ nằm ở logo hay khẩu hiệu, mà là sự cam kết bền vững, được xây dựng từ niềm tin.
Công bố đường bay thẳng Hà Nội - Moscow
Ngày 9/5, dưới sự chứng kiến của Tổng bí thư Tô Lâm và lãnh đạo cấp cao 2 nước, Vietnam Airlines đã công bố đường bay thẳng từ thủ đô Hà Nội đến Moscow, Nga.
Giá vàng hôm nay 10/5: Bật tăng liên tiếp 4 nhịp
Giá vàng hôm nay 10/5 tăng 500 nghìn đồng ở cả hai chiều đối với vàng miếng và vàng nhẫn SJC ở thị trường trong nước.
Di sản của Warren Buffett và những bài học vượt thời gian
Warren Buffett không chỉ là một nhà đầu tư xuất sắc mà còn là một nhà tư tưởng tài chính với tầm ảnh hưởng vượt ra ngoài lĩnh vực đầu tư.
Nghị định 91 gỡ vướng dự án BT Thủ Thiêm của Đại Quang Minh, CII
Những vướng mắc về xác định giá đất để thanh toán cho nhà đầu tư đã bỏ vốn xây dựng hạ tầng cho khu đô thị mới Thủ Thiêm đã được tháo gỡ.