Những điều cần biết về bảo hộ thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn
Hường Hoàng
Thứ hai, 06/06/2022 - 07:51
Mạch tích hợp bán dẫn đóng vai trò quan trọng trong các sản phẩm điện tử như ti vi, tủ lạnh, điều hòa... Đây cũng là một trong những đối tượng được bảo hộ sở hữu trí tuệ theo pháp luật.
Mạch tích hợp bán dẫn (Ảnh: dangkybaohothuonghieu.com)
Mạch tích hợp bán dẫn" là sản phẩm dưới dạng thành phẩm hoặc bán thành phẩm. Trong đó, các phần tử (với ít nhất một phần tử tích cực) và các mối liên kết được gắn bên trong hoặc bên trên tấm vật liệu bán dẫn để thực hiện chức năng điện tử.
Những sáng tạo về thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn được bảo hộ theo quyền sở hữu trí tuệ.
Doanh nghiệp thường đầu tư rất nhiều cả về nguồn nhân lực trình độ cao, tài chính, lẫn thời gian để có thể sáng tạo ra những thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn mới. Trong hoạt động sản xuất và kinh doanh hiện tại, ngày càng nhiều doanh nghiệp có nhu cầu giảm kích thước và cải thiện chức năng của các thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn.
Thiết kế bố trí càng nhỏ thì càng cần ít vật liệu để sản xuất và không gian để chứa đựng. Rất nhiều chủng loại sản phẩm sử dụng các mạch thiết kế bố trí trong sản xuất. Chẳng hạn như những sản phẩm gia dụng hằng ngày như đồng hồ, ti vi, máy giặt, ôtô... cũng như các thiết bị xử lý dữ liệu phức tạp khác.
Mặc dù hoạt động sáng tạo thiết kế mới cho một mạch tích hợp bán dẫn có thể cần đầu tư lớn, việc sao chép những thiết kế bố trí này lại chỉ chiếm một phần rất nhỏ so với sự đầu tư đó. Để sao chép thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, người ta có thể chụp lại từng lớp mạch tích hợp và chuẩn bị mặt nạ hàn (lớp màu xanh che phủ toàn bộ mạch trừ phần chân linh kiện để hàn, dùng để cách ly giữa phần chân linh kiện cần hàn và các đường mạch xung quanh, chống oxy hóa đường mạch) để sản xuất mạch tích hợp bán dẫn trên cơ sở những bức ảnh chụp được. Khả năng sao chép là lý do chính để các doanh nghiệp áp dụng các quy định của pháp luật về bảo hộ thiết kế bố trí.
Theo Hiệp định TRIPS của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), thời hạn bảo hộ thiết kế bố trí tối thiểu là 10 năm tính từ ngày nộp đơn hoặc từ ngày mạch tích hợp bán dẫn được khai thác thương mại đầu tiên trên thế giới. Tuy vậy, các thành viên của hiệp định có thể quy định thời hạn bảo hộ là 15 năm kể từ ngày tạo ra thiết kế bố trí.
Ở nước ta, sở hữu trí tuệ đang trở thành một chủ đề được rất nhiều thành phần trong xã hội quan tâm. Và trong quá trình hội nhập và phát triển, doanh nghiệp xuất khẩu cần quan tâm đến sở hữu trí tuệ khi Việt Nam ngày càng tham gia sâu và rộng vào các hiệp định kinh tế thế giới.
Không phải ai cũng biết rằng, một sản phẩm có thể có nhiều quyền sở hữu trí tuệ khác nhau. Vậy các doanh nghiệp cần làm gì để có thể tận dụng được quyền sở hữu trí tuệ một cách hiệu quả nhất?
Khi công nghệ thông tin càng phát triển, lĩnh vực sở hữu trí tuệ lại càng được các doanh nghiệp và công chúng quan tâm. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết sở hữu trí tuệ là gì và tại sao phải bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
BQ – Công ty công nghệ hàng đầu châu Âu và Công ty VinSmart thuộc Tập đoàn Vingroup đã ký hợp đồng hợp tác toàn diện, nhằm thúc đẩy quá trình sản xuất các dòng điện thoại thông minh thương hiệu Vsmart theo tiêu chuẩn quốc tế.
Phó thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị cơ quan soạn thảo sớm hoàn thiện hai nghị định quy định chi tiết thi hành hai nghị quyết quan trọng của Quốc hội về đất đai, bất động sản.
Hình ảnh ngọn lửa thiêng được xin từ Đền Hùng (Phú Thọ) truyền đến tay Phó chủ tịch HĐQT SHB Đỗ Quang Vinh và Phó chủ tịch HĐQT T&T Group Đỗ Vinh Quang, thắp sáng trên đài đuốc tại sân vận động Quốc gia Mỹ Đình, là những giây phút xúc động và tự hào với 15.000 người có mặt.
Chung cư tiếp tục là tâm điểm của thị trường bất động sản Hà Nội với mức quan tâm cao. Giá nhà tăng mạnh thúc đẩy người mua nhanh chóng ra quyết định trước nguy cơ bỏ lỡ cơ hội đầu tư giá trị.