Sở hữu trí tuệ

Những rắc rối về bản quyền khi doanh nghiệp sử dụng AI tạo sinh

Hoàng An Thứ sáu, 05/05/2023 - 10:12

Nhiều người ví trí tuệ nhân tạo tạo sinh (AI Generative) như một phép màu. Những AI như Stable Diffusion, Midjourney hoặc DALL·E 2 không chỉ tạo ra những hình ảnh tuyệt vời về mặt bố cục mà còn có thể thể hiện theo nhiều phong cách khác nhau, từ phong cách phim cũ, màu nước cho đến tranh bút chì… với tốc độ nhanh chóng.

Bức tranh "Théâtre d'Opéra Spatial" với ý tưởng của họa sỹ Jason M. Allen, do AI Midjourney tạo ra

Mới đây, khi tổ chức một triển lãm nghệ thuật sắp đặt do AI tạo ra từ bộ sưu tập của chính bảo tàng, người ta đã treo một phiên bản AI của bức tranh “Cô gái đeo bông tai ngọc trai” của họa sĩ Vermeer khi không mượn được bức tranh gốc cho buổi triển lãm. Đây là một ví dụ cho thấy những tác phẩm tạo ra từ AI có thể đảm bảo được yêu cầu cao về mặt chất lượng.

Khả năng tạo văn bản của AI tạo sinh có lẽ còn nổi bật hơn, khi chúng có thể viết tiểu luận, sáng tác thơ, tóm tắt tác phẩm, đồng thời có khả năng bắt chước văn phong và hình thức trình bày một cách lão luyện.

Nghe có vẻ những AI này đã tạo ra các tác phẩm đó từ trong hư vô, nhưng trên thực tế không phải vậy. Các nền tảng AI tạo sinh được đào tạo dựa trên hàng tỷ dữ liệu và thông số từ các kho lưu trữ hình ảnh và văn bản khổng lồ. Các nền tảng AI tạo sinh sử dụng lượng thông tin này để tạo ra các quy tắc, xu hướng và sau đó đưa ra đánh giá và dự đoán khi phản hồi những câu hỏi, yêu cầu (prompt).

Quá trình này có thể đi kèm với rủi ro vi phạm quyền sở hữu trí tuệ và đặt ra nhiều câu hỏi về mặt pháp lý cần phải giải quyết. Ví dụ: những quy định về bản quyền, bằng sáng chế, vi phạm nhãn hiệu có thể áp dụng cho các tác phẩm tạo ra từ AI hay không? Ai là người sở hữu nội dung mà các nền tảng AI tạo sinh tạo ra cho doanh nghiệp hoặc khách hàng của doanh nghiệp?

Trước khi tận dụng những lợi ích từ AI tạo sinh, các doanh nghiệp cần hiểu được những rủi ro phát sinh và cách tự bảo vệ mình.

AI tạo sinh trong bối cảnh pháp lý hiện nay

Mặc dù AI tạo sinh mới xuất hiện trên thị trường, nhưng pháp luật điều chỉnh chúng lại là hệ thống văn bản luật cũ. Điều này đã đặt ra nhiều băn khoăn về quyền sở hữu, hướng giải quyết những nội dung không được cấp phép trong đào tạo dữ liệu và liệu người dùng có thể sử dụng các tác phẩm mà AI tạo sinh tạo ra từ những tác phẩm đã đăng ký bản quyền, các nhãn hiệu của những người sáng tạo khác mà không có tên và sự cho phép của họ hay không.

Vì vậy, gần đây, nhiều vụ kiện tụng liên quan đến AI đã xảy ra. Cuối năm 2022, ba họa sĩ đã kiện Stability AI và nhiều nền tảng AI tương tự, với cáo buộc rằng những AI này đã sử dụng tác phẩm gốc của các nghệ sĩ này để đào tạo cho AI phong cách của họ trong khi chưa hề được cấp phép sử dụng.

Người dùng đã sử dụng những AI này để tạo ra các tác phẩm không có quá nhiều biến đổi so với tác phẩm gốc, tạo ra những tác phẩm phái sinh trái phép. Trong trường hợp tòa án xác định được rằng những tác phẩm của AI là trái phép và phái sinh, những nền tảng này có thể sẽ phải chịu những hình phạt nặng nề. Đầu năm 2023, Getty Image cũng đã đệ đơn kiện nền tảng Stable Diffusion với lí do tương tự.

Những vụ kiện này đã buộc hệ thống pháp luật phải làm rõ phạm vi của “tác phẩm phái sinh” trong luật pháp sở hữu trí tuệ. Tùy thuộc vào từng khu vực tài phán, mỗi tòa án sẽ đưa ra những giới hạn và định nghĩa khác nhau đối với thuật ngữ này.

Điều này có khả năng ​​sẽ xoay quanh việc giải thích "học thuyết sử dụng hợp lý" (fair use doctrine), cho phép người dùng có thể sử dụng các tác phẩm đã được bảo hộ bản quyền mà không cần sự cho phép của chủ sở hữu.

Theo đó, học thuyết sử dụng hợp lý được áp dụng “đối với các mục đích như phê phán (bao gồm cả châm biếm), bình luận, đưa tin, giảng dạy (bao gồm việc tạo ra nhiều bản sao để phục vụ trong lớp học) hoặc nghiên cứu”.

Đây không phải là lần đầu tiên công nghệ và luật bản quyền xung đột với nhau. Năm 2015, Google đã tự bảo vệ thành công trước một vụ kiện bằng cách lập luận rằng việc trích xuất những đoạn ngắn từ những cuốn sách như một công cụ tìm kiếm là một hành động sử dụng hợp lý thay vì là một hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của cuốn sách đó. Cho đến nay, quyết định này vẫn là một tiền lệ đối với hoạt động sử dụng AI để tạo ra các tác phẩm mới.

Ngoài ra, những trường hợp phi công nghệ khác cũng có thể định hình cách xử lý các sản phẩm của AI tạo sinh. Nhiếp ảnh gia Lynn Goldsmith đã kiện công ty Andy Warhol Foundation lên Tòa án tối cao Hoa Kỳ về bản quyền bức ảnh mà bà chụp chân dung ca sĩ Prince vào năm 1981.

Ba năm sau, tờ Vanity Fair đã mua bản quyền bức ảnh của Goldsmith, sau đó ký hợp đồng với họa sĩ Andy Warhol vẽ lại tranh từ bức ảnh này với những màu sắc khác biệt nhằm minh họa cho một bài báo sắp đăng. Bức tranh này của Andy Warhol sau đó được cấp phép bản quyền với số tiền rất lớn, tuy nhiên Goldsmith lại không nhận được chút tiền bản quyền nào từ các tác phẩm này.

Vụ kiện này đã gây ra những tranh cãi giữa tòa án sơ thẩm và phúc thẩm của Hoa Kỳ trong việc tác phẩm phái sinh (bức tranh của Andy Warhol) đã biến đổi nhiều so với tác phẩm gốc (bức ảnh của Goldsmith) hay chưa và ý nghĩa của tác phẩm phái sinh có khác biệt so với tác phẩm gốc hay không.

Theo đó, vụ kiện này có thể khiến cho Hoa Kỳ phải sửa đổi lại luật bản quyền để xác định rằng đâu là điều kiện để đánh giá rằng một tác phẩm nghệ thuật sẽ “biến đổi” một cách rõ rệt so với tác phẩm ban đầu và liệu tòa án có thể đánh giá được rằng ý nghĩa của tác phẩm phái sinh biến đối như thế này so với tác phẩm gốc hay không?

Nếu tòa án nhận thấy rằng những tác phẩm của Warhol không được sử dụng hợp lý, Goldsmith sẽ thắng kiện, và điều đó đồng nghĩa với việc những nền tảng, doanh nghiệp sử dụng AI để tạo ra những tác phẩm phái sinh mới không đủ “biến đổi” so với tác phẩm gốc và không được sử dụng hợp lý sẽ gặp rắc rối lớn.

Những vấn đề này đặt ra hàng loạt thách thức đối với các công ty sử dụng AI tạo sinh. Trong đó, doanh nghiệp có thể sẽ phải chịu những rủi ro với hành vi vi phạm trực tiếp hoặc vô ý khi họ ký kết những hợp đồng, trong đó các nhà cung cấp không nói rõ về việc AI tạo sinh sử dụng loại dữ liệu được cấp phép hay chưa hoặc che giấu việc sử dụng AI tạo sinh.

Trong trường hợp người dùng doanh nghiệp đã biết AI được đào tạo bằng những dữ liệu chưa được cấp phép, tuy nhiên vẫn sử dụng những tác phẩm phái sinh không phù hợp với học thuyết sử dụng hợp lý, doanh nghiệp có khả năng sẽ vướng vào nhiều rắc rối vì cố ý vi phạm, với thiệt hại có thể lên tới 150.000 đô la cho mỗi trường hợp.

Doanh nghiệp cũng đứng trước nguy cơ vô tình chia sẻ bí mật thương mại hoặc thông tin kinh doanh khi nhập dữ liệu vào các công cụ AI tạo sinh. 

OpenAI vẫn chưa thành công đăng ký nhãn hiệu 'GPT'

OpenAI vẫn chưa thành công đăng ký nhãn hiệu 'GPT'

Sở hữu trí tuệ -  1 năm

Sau khi ChatGPT ra mắt, nhiều AI đã ra đời với cái tên na ná: ThreatGPT, MedicalGPT, DateGPT và DirtyGPT… Đặc biệt, gần đây, Elon Musk cũng cho ra đời một chatbot mang tên …TruthGPT. Vì vậy, việc công ty khởi nghiệp OpenAI muốn đẩy nhanh tiến trình bảo vệ nhãn hiệu của mình thời gian gần đây là điều vô cùng dễ hiểu.

Cần góc nhìn đa chiều về trí tuệ nhân tạo

Cần góc nhìn đa chiều về trí tuệ nhân tạo

Tiêu điểm -  2 năm

Chuyên gia FPT cho rằng công nghệ trí tuệ nhân tạo rất cần được quan tâm vì khả năng tạo ra sự rung chuyển trong tương lai, nhất là với ngành phần mềm.

Nhà thuốc Long Châu đưa trí tuệ nhân tạo vào bán lẻ dược phẩm

Nhà thuốc Long Châu đưa trí tuệ nhân tạo vào bán lẻ dược phẩm

Doanh nghiệp -  2 năm

Năm ngoái, FPT Long Châu đã cán mốc 1.000 nhà thuốc trong tháng 12/2022, vượt xa kế hoạch mở mới năm 2022. Số lượng nhà thuốc có doanh thu lên đến 937 cửa hàng trên khắp 63 tỉnh thành.

FPT đầu tư trung tâm trí tuệ nhân tạo tại Quy Nhơn

FPT đầu tư trung tâm trí tuệ nhân tạo tại Quy Nhơn

Doanh nghiệp -  2 năm

Với tổng số vốn đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng, tổ hợp công nghệ này sẽ là nơi làm việc, nghiên cứu phát triển, học tập của 20.000 nhân sự công nghệ.

VinBrain và Microsoft hợp tác phát triển trí tuệ nhân tạo trong y tế

VinBrain và Microsoft hợp tác phát triển trí tuệ nhân tạo trong y tế

Tiêu điểm -  2 năm

Đây là lần đầu tiên một startup công nghệ Việt đặt trọng tâm hợp tác HealthTech với Microsoft Hoa Kỳ, đánh dấu bước phát triển đột phá trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo của ngành Y tế Việt Nam.

Xây dựng nhãn hiệu chứng nhận 'Cà rốt Lương Tài'

Xây dựng nhãn hiệu chứng nhận 'Cà rốt Lương Tài'

Sở hữu trí tuệ -  11 tháng

Vừa qua, huyện Lương Tài (Bắc Ninh) đã phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ để xây dựng nhãn hiệu chứng nhận “Cà rốt Lương Tài”.

Nhiều thành tựu trong quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ

Nhiều thành tựu trong quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ

Sở hữu trí tuệ -  11 tháng

Trong năm 2023 vừa qua, hoạt động quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ tại Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Động lực tăng trưởng mới từ tài sản trí tuệ

Động lực tăng trưởng mới từ tài sản trí tuệ

Sở hữu trí tuệ -  1 năm

Doanh nghiệp Việt cần đầu tư vào đổi mới sáng tạo để tăng sức đề kháng và thoát khỏi bẫy tăng trưởng âm.

Tích hợp quản trị tài sản trí tuệ vào thực hành ESG

Tích hợp quản trị tài sản trí tuệ vào thực hành ESG

Sở hữu trí tuệ -  1 năm

Việt Nam xếp thứ 46 về đổi mới sáng tạo toàn cầu

Việt Nam xếp thứ 46 về đổi mới sáng tạo toàn cầu

Sở hữu trí tuệ -  1 năm

Xếp hạng thứ 46, Việt Nam tiếp tục là một trong 3 quốc gia giữ kỷ lục về tốc độ đổi mới sáng tạo trong 13 năm liên tiếp.

KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị

KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị

Doanh nghiệp -  26 phút

Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?

Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam

Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam

Tiêu điểm -  2 giờ

Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị

Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị

Hồ sơ quản trị -  2 giờ

Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Phát triển bền vững -  14 giờ

Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.

Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá

Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá

Phát triển bền vững -  19 giờ

Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Tiêu điểm -  23 giờ

Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.

Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui

Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui

Tài chính -  23 giờ

Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.