10 thương hiệu đắt giá nhất Việt Nam
Các công ty nhà nước nắm giữ cổ phần sở hữu 8 trong 10 thương hiệu đắt giá nhất Việt Nam do Brand Finace công bố.
Trong khi Samsung đánh bật PetroVietnam để giành vị trí doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam thì Vingroup đã soán ngôi Ô tô Trường Hải trở thành doanh nghiệp tư nhân lớn nhất năm nay.
Theo bảng xếp hạng VNR500 - Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam do Vietnam Report công bố hôm nay, Tập đoàn Vingroup đã có bước nhảy vọt ngoạn mục từ vị trí thứ 5 vào năm ngoái và đánh bật Ô tô Trường Hải để soán ngôi doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam năm 2017.
Từ chỗ giữ ‘ngôi vương’ năm ngoái, Công ty CP Ô tô Trường Hải năm nay đã lui xuống vị trí thứ 2, tiếp theo là Công ty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk) và Công ty CP Tập đoàn Vàng bạc đá quý Doji. Cũng như Ô tô Trường Hải, cả Vinamilk và Doji đều tụt một bậc so với năm ngoái do bước thăng tiến của Vingroup.
Trong Top 10 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất năm nay vẫn duy trì một số tên quen thuộc từ năm ngoái như Công ty CP Tập đoàn Masan, Công ty CP Đầu tư Thế Giới Di Động, Công ty CP FPT, Công ty CP Tập đoàn Hoà Phát còn có thêm gương mặt mới là Công ty CP Tập đoàn Intimex.
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng tiếp tục duy trì vị trí thứ 10 trong khi Công ty CP Hàng không Vietjet đã nhảy từ vị trí 26 vào năm ngoái lên vị trí thứ 11 năm nay.
Bảng xếp hạng Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam cũng có sự xáo trộn khi Tập đoàn Dầu khí Việt Nam bị đẩy lui xuống vị trí thứ 3 để nhường ngôi doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm nay cho Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam.
Xếp thứ 2 năm nay là Tập đoàn Điện lực Việt Nam trong khi Tập đoàn Viễn thông Quân đội và Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam chiếm vị trí thứ 4 và thứ 5.
Sự trỗi dậy của doanh nghiệp tư nhân
Khối doanh nghiệp tư nhân chỉ chiếm tỷ lệ khoảng 20% trong toàn bảng vào năm đầu tiên công bố bảng xếp hạng thì sau 10 năm đã tăng lên gần gấp 2,5 lần.
Khu vực kinh tế nhà nước vẫn là khu vực đem đến tổng doanh thu lớn nhất trong 3 khu vực kinh tế của toàn bảng xếp hạng VNR500 nhưng tỷ trọng năm nay đã giảm còn 52% so với 59% trong năm ngoái.
Ngược lại, đóng góp của khu vực tư nhân nâng lên từ 27% lên 32,3% trong năm 2017. Theo Vietnam Report, điều này đã phản ánh phần nào nỗ lực tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các thành phần kinh tế, và việc đẩy mạnh cổ phần hóa, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước của Chính phủ thời gian qua.
Môi trường đầu tư kinh doanh cải thiện
Theo phản hồi của các doanh nghiệp lớn, 75% doanh nghiệp đã tăng doanh thu trong năm nay, tăng khá nhiều so với năm 2016. Đồng thời, 62,5% doanh nghiệp phản hồi tổng thể tình hình sản xuất kinh doanh tốt lên, chỉ có 4,7% doanh nghiệp đánh giá giảm đi.
Gần 70% doanh nghiệp báo cáo năng suất lao động tăng lên; các yếu tố như trang thiết bị (máy móc, nhà xưởng), tài sản cố định, khách hàng cũng được trên 60% doanh nghiệp nhận định tăng lên.
Các doanh nghiệp lớn cũng đã có những đánh giá rất tích cực về những cải thiện trong môi trường đầu tư kinh doanh năm 2017 với trên 50% doanh nghiệp lựa chọn từ tốt cho đến rất tốt đối với các vấn đề thủ tục pháp lý, khả năng tiếp cận vốn, tiếp cận đất đai và cơ sở hạ tầng.
Điểm nổi bật trong năm nay nằm ở các chính sách tạo lập môi trường đầu tư thông thoáng, dẫn đến làn sóng đầu tư của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, như đã được thể hiện qua việc cải thiện mạnh trong xếp hạng chỉ số môi trường kinh doanh của Việt Nam.
Tuy nhiên, thủ tục hành chính và các vấn đề về thuế vẫn là mối bận tâm của nhiều doanh nghiệp trong giai đoạn này. Hơn 50% doanh nghiệp đánh giá thủ tục hành chính tại Việt Nam ở mức trung bình và gần 5% doanh nghiệp đánh giá mảng này ở mức kém.
Dự báo năm 2018, hầu hết các doanh nghiệp lớn cho rằng doanh thu, lợi nhuận sau thuế, tình hình sản xuất kinh doanh tổng thể sẽ tăng lên hoặc ổn định so với năm 2017; 6,6% doanh nghiệp dự định sẽ cắt giảm chi phí đối với hoạt động kinh doanh tương lai.
Các công ty nhà nước nắm giữ cổ phần sở hữu 8 trong 10 thương hiệu đắt giá nhất Việt Nam do Brand Finace công bố.
Sáng ngày 22/11/2024, công ty Sandoz đã chính thức phát động chương trình cộng đồng về phòng, chống kháng kháng sinh (AMR) tại Việt Nam.
Có lẽ đã đến lúc thay đổi góc nhìn về triển vọng và thực tiễn của sự phát triển bền vững tại Việt Nam.
Bên cạnh việc kiến tạo không gian sống văn minh, chủ đầu tư Taseco Land còn đặc biệt chú trọng tính thẩm mỹ tinh tế cho các shophouse tại Nghi Sơn Central Park.
PV Gas vừa có cuộc làm việc với lãnh đạo TP. Hải Phòng về các dự án khí, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong chiến lược mở rộng hoạt động kinh doanh sản phẩm khí tại khu vực Bắc Bộ.
Phố đi bộ bên cạnh quảng trường Vạn Xuân sẽ sớm trở thành biểu tượng giao thương và điểm đến sôi động bậc nhất, giúp gia tăng giá trị bất động sản cho khu vực
LPBank nhận giải "Chất lượng thanh toán quốc tế xuất sắc" từ JPMorgan Chase, khẳng định vị thế dẫn đầu thanh toán quốc tế với giao dịch USD 3 năm liền (2022-2024).
Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng đặt tại Quảng Ninh có công suất 120.000 xe/năm, sẽ đi vào chạy thử từ cuối năm 2024 và vận hành thương mại từ đầu năm 2025.