Diễn đàn quản trị
Để văn hóa doanh nghiệp không chỉ nằm trên giấy
"Là chủ doanh nghiệp, chúng ta luôn yêu cầu nhân viên của mình phải đúng giờ, nhưng 8 giờ vào làm, thì 9 - 10 giờ chúng ta mới có mặt, thì không bao giờ có thể hình thành văn hóa..."
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp từ những điều cơ bản
Hầu hết các doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh đều sẽ gặp phải vấn đề tiềm lực bị "chững" lại, hoặc thậm chí "lao dốc" trong một giai đoạn nhất định. Ngoài các yếu tố như thị trường, hay đối thủ cạnh tranh, thì một trong những nguyên nhân chính nằm ở yếu tố con người, đội ngũ và văn hóa.
Không chỉ riêng các doanh nghiệp lớn mới gặp phải vấn đề trong công tác quản lý nhân sự, xây dựng văn hóa, mà ngay cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ với nguồn lực khiêm tốn cũng đang phải đối diện với các nỗi lo "đau đáu".
Tại sự kiện "Xây dựng văn hóa để tăng trưởng và tiết kiệm cho doanh nghiệp vừa và nhỏ" được tổ chức bởi Học viện khởi nghiệp và nhân bản chuỗi bán lẻ Việt Nam, bà Nguyễn Thị Minh Giang - Nguyên Tổng Giám đốc Nhân Tài - Văn hóa Doanh Nghiệp của Mekong Capital cho rằng, văn hóa doanh nghiệp có thể được xây dựng từ những hành vi nhỏ nhất, thay vì các chiến lược "đao to búa lớn".
Theo bà Giang, khi một doanh nghiệp mới được thành lập với 3 - 5 thành viên, vấn đề giao tiếp, làm việc chung thường rất hiệu quả. Tuy nhiên, khi vượt qua ngưỡng "cơm áo gạo tiền" với quy mô nhân sự 100 - 200 người, nhiều chủ doanh nghiệp phát hiện ra bộ máy nhân sự của mình rất có vấn đề.
"Từng có chủ doanh nghiệp tâm sự với tôi, thay vì tập trung vào các giải pháp trong kinh, nhân sự trong doanh nghiệp lại nghi khị nhau, mất rất nhiều năng lượng vào việc bào chữa, biện minh, biện hộ. Đó là thời điểm cần nhìn lại văn hóa doanh nghiệp", bà Nguyễn Thị Minh Giang kể lại.

Theo vị chuyên gia, nếu muốn xây dựng doanh nghiệp một cách bền vững, lâu dài, thì phải tập trung vào yếu tố con người, cũng như sự dẫn dắt thay đổi về hành vi.
Bà Giang cho rằng, văn hóa doanh nghiệp không phải là việc tổ chức team building hàng năm, cũng không phải là các bữa tiệc, các buổi sinh nhật, hay các hoạt động vui chơi, giải trí ngoài giờ làm. Văn hóa doanh nghiệp chỉ thực sự thể hiện ở việc đội nhóm có gắn kết, đồng nhất, và bắt đầu từ những hành vi nhỏ nhất.
Đồng quan điểm, bà Bùi Phượng - Giám đốc nhân sự công ty Tam Sơn, thuộc Tập đoàn Openasia (Hermès, Bottega Veneta, Saint Laurent, Kenzo...) cho rằng, văn hóa doanh nghiệp nên được cụ thể hóa thành cách ứng xử, hành vi, và thói quen của từng nhân sự.
Một trong những phương pháp thông dụng nhất mà các doanh nghiệp có thể làm ngay từ bây giờ, đó là tổ chức các hoạt động đào tạo, khảo sát mức độ hài lòng của nhân sự, sau đó là đo lường và đưa ra sự thay đổi.
Bà Phượng nhấn mạnh, toàn bộ quy trình này cần được thực hiện liên tục, và kéo dài. Tránh trường hợp doanh nghiệp chỉ làm cho có mà không thu về được hiệu quả.
Bên cạnh yếu tố nhân sự, văn hóa của người đứng đầu doanh nghiệp cũng rất quan trọng, đặc biệt là với vai trò kiến tạo và làm gương.
"Là chủ doanh nghiệp, chúng ta luôn yêu cầu nhân viên của mình phải đúng giờ, nhưng 8 giờ vào làm, thì 9 - 10h chúng ta mới có mặt, thì không bao giờ có thể hình thành văn hóa", Giám đốc nhân sự công ty Tam Sơn khẳng định.

Câu chuyện cụ thể hóa thế nào là phục vụ khách hàng tốt?
Với 20 năm làm việc trong ngành bán lẻ, ông Nguyễn Duy Linh cựu lãnh đạo Thế Giới Di Động, đồng sáng lập Seedcom chia sẻ về thực trạng mà nhiều doanh nghiệp đang gặp phải khi xây dựng văn hóa doanh nghiệp.
Đó là khi ngồi vào bàn và ghi ra giá trị cốt lõi, tầm nhìn, hay văn hóa trong doanh nghiệp, các nhà quản trị thường đề ra những viễn cảnh tốt nhất, là những mong muốn của cá nhân họ với doanh nghiệp và nhân viên.
Thế nhưng, những điều này thường chỉ nằm trên giấy và không "sống" được trong vận hành thực tế với những dấu hiệu rất dễ thấy, như nhân viên thu nhập thấp, giờ công của nhân viên không quản lý được, hiệu suất thấp, chính sách luân chuyển chưa rõ ràng, vị trí công việc chồng chéo, nhiều vương quyền ở một cửa hàng...
Theo ông Nguyễn Duy Linh, để văn hóa doanh nghiệp không chỉ nằm trên giấy, thì với mỗi giá trị cốt lõi, hay một yếu tố văn hóa doanh nghiệp được đề ra, nhà quản trị cần những mô tả rõ ràng, kèm với đó là các bước hướng dẫn cụ thể.
Chẳng hạn, khi doanh nghiệp đề ra văn hóa phục vụ khách hàng tốt, thì cần làm rõ "tốt là gì". Những chi tiết đơn giản sẽ được làm rõ ra để nhân viên công ty dễ dàng nắm được như: Bãi xe cần sạch sẽ, xe của khách cần được mát mẻ, che nắng, nhân viên bảo vệ tiếp đón, đưa vé cho khách bằng 2 tay, khi khách bước vào cửa hàng thì nhân viên cần mở cửa, chào hỏi...

Khi đã cụ thể hóa được những bước thực hiện như vậy, hệ thống chấm điểm sẽ kiểm soát, đo đếm, giám sát. Ví dụ hệ thống camera ghi nhận hình ảnh một nhân viên không dắt xe cho khách ngay lập tức sẽ được gửi xuống cửa hàng và có yêu cầu khắc phục.
Hệ thống cũng chấm điểm dịch vụ của cả cửa hàng, mức điểm này sẽ liên quan đến khoản thưởng về dịch vụ chung của cửa hàng vì vậy đội ngũ sẽ tự động nhắc nhở nhau làm tốt, duy trì được dịch vụ khách hàng.
Song song với hệ thống giám sát, doanh nghiệp cũng cần có hệ thống lương thưởng rõ ràng, lành mạnh, thông qua chấm điểm minh bạch để khuyến khích nhân viên tuân theo văn hoá doanh nghiệp. Ví dụ một nhân viên bị khách hàng than phiền 1 lần trong tháng thì sẽ không được nhận thưởng, có quyền trả lại phòng nhân sự. Lần 2 trong quý nhân viên này sẽ không còn cơ hội ở lại nữa.
Hoặc mỗi nhân viên sẽ được quản lý, đồng nghiệp đánh giá bằng điểm rõ ràng. Họ biết được doanh số của mình cũng như điểm phục vụ. Những nhân viên xuất sắc sẽ nằm trong danh sách để được thăng tiến tự động. Ngược lại nhân viên cũng đánh giá, chấm điểm quản lý để tránh tình trạng thiên vị, cảm tính của quản lý.
"Văn hoá doanh nghiệp là các thành viên tuân theo, tự hào về hành vi của họ. Văn hóa doanh nghiệp không có đúng sai, tốt hay xấu. Mỗi người có giá trị khác nhau, lựa chọn khác nhau nên họ lựa chọn văn hoá họ thích, họ sống với nó, họ thấy là giá trị của họ, họ sống hàng ngày với nó. Doanh nghiệp mạnh mẽ thì nhân viên sẽ làm việc đúng ngay cả khi không có ai giám sát họ, không phải họ làm để được thưởng mà thấy phù hợp với văn hoá, phù hợp với giá trị họ theo đuổi", ông Linh kết luận.
Đạo đức doanh nhân và văn hóa kinh doanh: Nguồn lực cần được phát huy
Học nghệ thuật dùng người của ‘vua tàu thuỷ’ Bạch Thái Bưởi
Nhân tài là những người tài năng, có đam mê, có ý chí mạnh mẽ; muốn đứng đầu những người này thì người sếp phải có tố chất lãnh đạo rất cao, có năng lực dẫn dắt rất “giỏi” và tầm nhìn xa trông rộng thu phục nhân tâm, kinh doanh chính đạo cuộc đời.
Nghệ thuật kể chuyện để chinh phục khách hàng
Câu chuyện chính là chìa khoá để khách hàng tìm đến và có thiện cảm với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
Quản trị sức khỏe tinh thần cho nhân viên
Để ngăn chặn tình trạng mất đoàn kết, thường xuyên vắng mặt và tiêu hao lao động… doanh nghiệp cần tạo không gian an toàn cho người lao động và khuyến khích họ cởi mở hơn về các vấn đề về sức khỏe tinh thần.
Chủ tịch FPT, Sacombank và PNJ bàn về quản trị doanh nghiệp trong bất định
Định hướng hữu ích và bài học kinh nghiệm giá trị từ các tập đoàn hàng đầu như FPT, PNJ, Sacombank… được ví như chiếc la bàn, dẫn dắt những vị thuyền trưởng doanh nghiệp nhìn thấy lối ra giữa cơn sóng dữ.
Truyền thông ngân hàng 'trôi tuột' giữa thời khách hàng nhớ ngắn, lướt nhanh
Không thiếu tiền, không thiếu công nghệ nhưng truyền thông ngân hàng lại thiếu khả năng chạm đến đúng người, vào đúng lúc, với đúng điều khách hàng cần.
Bản địa hóa AI để biến thách thức thành lợi thế cạnh tranh
Bản địa hóa AI cho ngữ cảnh địa phương, giúp doanh nghiệp vượt qua rào cản ngôn ngữ và văn hóa, tối ưu công nghệ và biến thách thức thành lợi thế cạnh tranh.
Thoát vai chạy việc, người làm đào tạo hoá chiến lược gia
Chỉ khi năng lực tốt, tinh thần chủ động cao và hiểu sâu sắc bối cảnh kinh doanh, người làm L&D mới thật sự chuyển mình thành đối tác chiến lược của tổ chức.
Luật chơi tuyển dụng nhân tài đang thay đổi?
Không đợi đến khi có bằng tốt nghiệp, nhiều sinh viên đã lọt vào tầm ngắm của các doanh nghiệp công nghệ, tài chính, bất động sản và khách sạn trong chiến lược tuyển dụng nhân tài.
Cơn bão 'kiệt sức' ăn mòn sự gắn bó của nhân tài với doanh nghiệp
Giữ chân người tài không phải là trò chơi của ngân sách mà là nghệ thuật lắng nghe và thấu hiểu người lao động, đặc biệt là khi họ đang dần kiệt sức.
Di sản của Warren Buffett và những bài học vượt thời gian
Warren Buffett không chỉ là một nhà đầu tư xuất sắc mà còn là một nhà tư tưởng tài chính với tầm ảnh hưởng vượt ra ngoài lĩnh vực đầu tư.
Nghị định 91 gỡ vướng dự án BT Thủ Thiêm của Đại Quang Minh, CII
Những vướng mắc về xác định giá đất để thanh toán cho nhà đầu tư đã bỏ vốn xây dựng hạ tầng cho khu đô thị mới Thủ Thiêm đã được tháo gỡ.
Hoàng Huy gọi vốn 2.000 tỷ cho loạt dự án bất động sản Hải Phòng
Công ty CP Đầu tư dịch vụ tài chính Hoàng Huy lên kế hoạch phát hành thêm hơn 200 triệu cổ phiếu trong năm 2025 để huy động vốn phát triển hai dự án bất động sản lớn tại Hải Phòng.
Thủ tướng: Thiết kế chính sách để phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn
Thủ tướng khẳng định phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn, yêu cầu khẩn trương hoàn thiện cơ chế, chính sách để tạo đà tăng trưởng bền vững.
Vì sao Đất Xanh Group cấp thiết tăng vốn lên 10.000 tỷ đồng?
Nhà sáng lập Đất Xanh Group, Lương Trí Thìn khẳng định tập đoàn sẽ tăng vốn điều lệ lên trên 10.000 tỷ đồng để trở thành công ty cấp trung và cỡ lớn.
BIM Land khởi động tổ hợp căn hộ phong cách khách sạn SkyM
BIM Land – thành viên BIM Group, khởi động tổ hợp căn hộ cao cấp phong cách khách sạn SkyM tại khu đô thị vịnh biển Halong Marina (Quảng Ninh). Dự án được kỳ vọng sẽ thiết lập chuẩn mực mới cho mô hình nghỉ dưỡng – lưu trú – đầu tư ngay tại trung tâm du lịch năng động bậc nhất miền Bắc.
Mùa đại hội chỉ tiến không lùi
Mùa đại hội năm nay chứng kiến các doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam thể hiện tinh thần "chỉ tiến không lùi", như lời khẳng định về nội lực quốc gia trước những bất ổn toàn cầu.