Analytic
Hotline: 08887 08817

Chúng ta thiếu loại người tài nào?

Chúng ta không thiếu người tài ở các lĩnh vực khác nhau, nhưng những “nhà tổ chức” thực hiện việc “tổ chức” những người tài đó lại để cùng nhìn về một hướng thì lại quá ít.

Chủ tịch Vietravel: Chính sách cho phát triển du lịch đã lạc hậu?

Theo ông Nguyễn Quốc Kỳ, Chủ tịch Vietravel, mặc dù Việt Nam được thế giới đánh giá rất cao về nguồn tài nguyên phát triển du lịch nhưng do những hạn chế trong chính sách và quản lý nên ngành du lịch của Việt Nam vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng.

Doanh nghiệp châu Âu ngóng thông qua EVFTA

Gần 80% doanh nghiệp châu châu tại Việt Nam được EuroCham khảo sát cho rằng Hiệp định thương mại Việt Nam - EU sẽ tác động mạnh mẽ đến hoạt động kinh doanh của họ.

Chuyên gia quản trị nhân sự quốc tế Bob AuBrey: “Cần một mô hình quản lý nhân sự cho ASEAN”

TS. Bob Aubrey (*), người từng thiết kế hệ thống nhân sự cho các công ty hàng đầu thế giới như Apple, tác giả của nhiều cuốn sách giá trị về kinh tế viết bằng ba thứ tiếng Anh, Pháp, Trung…, cho rằng cần sớm có cộng đồng nhân sự và cách thức quản lý nhân sự của khu vực ASEAN, với những đặc tính riêng có, chứ không phải là áp đặt những chuẩn mực của châu Âu, Mỹ hay châu Á nói chung.

Xây dựng niềm tin và cảm xúc trong văn hóa doanh nghiệp thời 4.0

Khi trí tuệ nhân tạo đang thay đổi mọi thứ, quan hệ lao động không còn chỉ là giữa con người với con người mà còn giữa con người với máy móc; và sự tương tác đó tạo ra những thay đổi bắt buộc trong bộ kỹ năng mềm của con người.

Chủ tịch VCCI: Doanh nghiệp thiếu văn hóa cũng như nhà thiếu cột trụ

TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI cho rằng, văn hóa doanh nghiệp có vai trò dẫn dắt và bao dung chứ không phải chỉ là ăn theo yếu tố kinh tế, công nghệ.

Doanh nhân Lý Xuân Hải: "Thành công chỉ 1% là do thiên tài, 99% là do tổ chức thực hiện"

Sai lầm thường gặp là chúng ta không có chiến lược. Nhưng mọi chiến lược đều vô nghĩa nếu không biết tổ chức thực hiện. Rất nhiều doanh nghiệp có chiến lược, mục tiêu, tham vọng không tồi, nhưng đến lúc tổ chức thực hiện bị gãy. Thành công chỉ 1% là do thiên tài, 99% là do tổ chức thực hiện.

Nhà sử học Dương Trung Quốc: “Văn hóa doanh nghiệp suy cho cùng là cách ứng xử với con người và thiên nhiên”

Dòng chảy lịch sử và tốc độ của nó đặt chúng ta trước rất nhiều thách đố. Làm thế nào để tạo ra một tâm thế tỉnh táo để tồn tại là khó nhất. Văn hóa doanh nghiệp suy cho cùng chính là cách chúng ta ứng xử với con người, với thiên nhiên. Chúng ta phải thay đổi cách suy nghĩ, coi đây là cơ hội cho cả lịch sử loài người.

“Đô thị Thông minh” và “Bảo tồn di sản” qua câu chuyện Dinh Thượng Thơ

Thực tế cho thấy các đô thị cổ trên thế giới làm bảo tồn không phải vì họ nhiều tiền nên mới dám nghĩ đến nghệ thuật, mới “chịu chơi”, mà họ bảo tồn vì họ là những người có tư duy tài chính quá tốt. Họ biết cách chăm cho “con gà đẻ trứng vàng” cho nó tiếp tục đẻ những quả trứng to hơn.

Đóng góp cho giáo dục, y tế của doanh nghiệp: Trách nhiệm xã hội hay từ thiện?

Các quĩ phát triển giáo dục và xã hội lớn nhất trên thế giới hiện nay như Ford foundation, Toyota, Samsung… đều là của các doanh nghiệp. Ở các nước phát triển việc các doanh nghiệp đóng góp cho giáo dục, y tế không phải là hành động từ thiện mà là một nghĩa vụ bắt buộc và là giá trị đạo đức của doanh nghiệp đối với xã hội.

Công tác bảo tồn đô thị 'hụt hơi' khi chạy đường dài

Dẫu biết rằng phát triển bền vững không chỉ là những công trình mang tính thương mại hay tiện nghi, mà phải là sự phát triển đồng bộ, tích hợp nhiều lĩnh vực cùng tạo nên các vùng đô thị đó, song, để thực sự chạm đích đến này, công tác bảo tồn di sản đô thị còn phải vượt qua những rào cản về nguồn lực toàn diện đã tồn tại suốt một thời gian dài.

Lưu giữ di sản kiến trúc qua ký hoạ đô thị

Ký họa đô thị là một trong những cách dễ thực hiện nhất trong việc góp phần lưu giữ những di sản kiến trúc đô thị tại những thành phố đang có tốc độ đô thị hóa nhanh như TP. HCM, Hà Nội.

Chủ tịch Vinamit Nguyễn Lâm Viên: Doanh nghiệp Việt rất đơn độc!

Doanh nghiệp Việt Nam đơn độc vì quá nhỏ bé, chúng ta đang tự phải bán mình và bị người khác bán. Doanh nghiệp đang bị xâm phạm rất nhiều về quyền bảo mật thông tin, ngay cả các bí mật của doanh nghiệp cũng bị bán vì cơ quan chức năng, ông Nguyễn Lâm Viên, Chủ tịch Vinamit cho biết.

Di sản văn hóa – cái giá nào cho phát triển kinh tế?

Ai cũng biết phát triển kinh tế không thể thiếu hoạt động đầu tư, trong đó có các nhà đầu tư bất động sản tuy nhiên, trên thực tế, chính lợi ích đã và đang làm biến dạng nhiều quy hoạch, không gian kiến trúc xưa và hủy hoại nhiều di sản văn hóa của các thành phố, đô thị.

'Một nền kinh tế khỏe mạnh thì mua bán doanh nghiệp phải thật sôi động'

Doanh nhân Lý Quí Trung cho rằng, trước làn sóng M&A đang diễn ra sôi động ở Việt Nam chúng ta nên nhìn nó với cặp mắt bình tĩnh hơn một chút. Suy cho cùng thì thương hiệu Việt vẫn là thương hiệu Việt bất kể ai đang và sẽ đứng đằng sau, vấn đề là thương hiệu đó có tiếp tục thành công hay không?